Nhìn từ quan điểm bảo tồn, việc gìn giữ những di sản kiến trúc với thiết kế nguyên bản đang dần rơi vào khủng hoảng. Điển hình như, hệ mái ngói giàu tính biểu tượng của chợ Bến Thành đã bị thay thế bởi hệ tấm tôn màu đất đỏ – vì đặc tính tiện dụng của vật liệu công nghiệp. Bên cạnh đó, công trình dân cư xung quanh – phát triển đồng thời với khu chợ – hiện bị phân chia thành các lô đất nhỏ hơn và cải tạo một cách tự do. Một chút tàn dư kiến trúc thuộc địa xen lẫn kiến trúc hiện đại tạo nên bức tranh phố ngẫu hứng và không kém phần rối rắm.
Mặt khác, nhìn từ quan điểm đời sống, dù với tốc độ phát triển quá nhanh đi nữa, Sài Gòn nay vẫn đang chuyển mình một cách sống động và nhộn nhịp, khi con người có thể chủ động thay đổi diện mạo đô thị một cách tự do. Vì đó, cảm nhận được sự thích ứng, gắn bó giữa người dân và không gian đô thị rõ rệt hơn.
Do vậy, tiêu chí thiết kế được đặt ra là cải tạo như thế nào để không gian kiến trúc trở thành nơi giao hòa, tiếp nối dòng chảy quá khứ – hiện tại.
Nhà hàng được tọa lạc tại một công trình mang phong cách thuộc địa lớn và chính điều này là một thách thức đối với kiến trúc sư khi thực hiện việc cải tạo công trình với chức năng nhà hàng.
“Chúng tôi mất thời gian cho việc cân nhắc thêm gì vào công trình biệt thự Pháp này hơn nhiều so với việc thiết kế cho một công trình mới” – KTS trưởng Nishizawa nói. Việc bóc tách các lớp kết cấu của công trình liên tục khiến nhóm KTS phải đối mặt với những vấn đề mới dẫn tới nhiều lần chỉnh sửa thiết kế, khiến cho công việc cải tạo ngốn rất nhiều thời gian.
Trước tiên, chúng tôi loại bỏ toàn bộ lớp trang trí phủ chồng bên ngoài diện tường, những vách ngăn chia không gian tạm, những biển hiệu quảng cáo khổng lồ – được thêm thắt qua nhiều lần cải tạo trước đây. Vật liệu xây dựng mới được chế tạo thủ công tại công trình với số lượng lớn, kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ.
Tiếp đó, hai “màng lọc” được thêm vào không gian, một – bên trong và một – bên ngoài lớp tường bao công trình, tạo nên khoảng không gian “lô-gia” nhìn ra phố chợ. “Màng lọc bên trong” là một vách ngăn không gian cấu thành từ 1.000 mảnh kính chớp trong suốt (dày = 8mm) – lấy cảm hứng từ các ô kính thông gió của chợ Bến Thành.
“Màng lọc bên ngoài” được hàn thủ công từ những sợi thép tròn (đường kính = 4mm), lấy cảm hứng từ song thép bảo vệ quen thuộc của đô thị.
Theo ông Nishizawa chia sẻ triết lý: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ chọn một công trình mà khai thác sự đa dạng của bối cảnh cho dù đó là dạng công trình gì đi chăng nữa”. Triết lý này được hiển hiện trong nội thất công trình, nơi giờ đây khác hẳn với phong cách trang trí cổ điển ban đầu. Một điểm thông tầng làm sinh động không gian trong nhà đồng thời cũng khai thác được không gian ngoài nhà ở trên tầng mái.
Nhu cầu có chỗ ngồi ngoài trời của nhà hàng gặp khó khăn với vấn đề làm thay đổi mặt tiền công trình cổ khiến KTS phải tìm kiếm giải pháp sáng tạo. Thay vì mở ra ngoài, KTS đã tìm kiếm giải pháp mở rộng không gian ngoài trời vào trong, giải pháp này dẫn tới việc sử dụng 1.000 cửa chớp kính thông gió.
Lấy cảm hứng từ kiến trúc của khu vực lân cận, hàng cửa sổ chớp kính thông gió, là một trong những điểm nhấn đặc trưng và gần như chỉ có tại Nhà hàng Pizza 4P’s Bến Thành, không những mang đến hơi thở cho không gian Pháp cổ xưa mà còn mở rộng góc nhìn phóng ra chợ Bến Thành và tận dụng được khung cảnh ban công kiểu Pháp đầy hoài niệm.
Địa điểm: Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Nhóm kiến trúc sư: Shunri Nishizawa, Vũ Ngọc Tâm Nhi, Nguyễn Đỗ Hồng Quân
Khách hàng: Pizza 4P’s
Tổng diện tích thi công: 440m2
– Ảnh: Joshua Breidenbach, Nishizawaarchitects, Hiroyuki Oki