Năm 2020 là năm có những dấu ấn lớn trong kiến trúc thế giới, từ việc hoàn tất toà nhà cao nhất châu Phi đến việc khánh thành khách sạn dưới nước đầu tiên của châu Âu. Trong khi vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris còn để lại “di chứng không thể nào quên” thì những toà nhà chọc trời siêu cao vẫn tiếp tục mọc lên giữa sự thương tiếc các bậc thầy của kỹ nghệ kiến trúc thế giới như I.M. Pei và César Pelli đã ra đi trong năm 2020.
Bình minh của kỷ nguyên kiến trúc mới đang đến vói nhiều công trình xây dựng độc đáo vừa giúp định hình lại diện mạo của các thành phố theo tiêu chuần “sạch-xanh-tiện lợi”, vừa định hình lại bản thân kiến trúc thế giơi trong những năm sắp tới. Ví dụ ngày càng có nhiều viện bảo tàng và nhà chọc trời thiết kế thêm “lỗ” (hole) ở giữa như một không gian sinh hoạt chung thân thiện với môi trường.
Khái niệm “công viên nằm bên trong một quần thể kiến trúc khép kín” đã trở thành bình thường. Sau đây là 10 công trình kiến trúc-xây dựng tiêu biểu định hình không gian sống và làm việc của thế giới đã hay sắp hoàn tất trong năm 2020.
Vancouver House
(Vancouver, Canada)
Nhìn từ xa, công trình dân cư Vancouver House cao 1.479m (có dạng xoắn với nền hình tam giác và đỉnh hình chữ nhật) giống như muốn đổ xuống để phủ nhận các định luật xây dựng. Nó được xem là dấu ấn mới trong kiến trúc của một thành phố lớn thuộc tỉnh British Columbia của Canada. Kiến trúc sư Đan Mạch Bjarke Ingels là cha đẻ của ý tưởng độc đáo náy.
Ông cũng là tác giả của sân trượt tuyết dốc trên nóc nhà máy điện ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Đây cũng là cách đối phó thông minh với tình trạng đất đai hạn hẹp tại khu trung tâm Vancouver. Cách thiết kế các ban côngn âm vào trong (deep-set) của Ingels cũng rất độc đáo.
Nanjing Zendai Himalayas Center
(Nam Kinh, Trung Quốc)
Lấy cảm hứng từ nghệ thuật tranh sơn thuỷ lâu đời của Trung Quốc, công trình xây dựng nhấn mạnh đến các đường cong mềm mại của kiến trúc sư Ma Yansong đã giúp đưa thiên nhiên vào bên trong kiến trúc. Cụm đô thị thu nhỏ rộng 23 hectare này không chỉ trở thành dấu ấn mới của thành phố lịch sử Nam Kinh mà còn là đại diện xuất sắc nhất của khái niệm “thành phố phong thuỷ” trong kiến trúc Trung Quốc tính đến thời điểm này.
Các toà tháp cho du khách cảm giác đang đứng trước những ngọn núi băng là sáng tạo của công ty MAD do Ma Yansong làm giám đốc. Ông gọi đây là “triết lý về sự hợp tác giữa con người và thiên nhiên”. Dưới mặt đất là 6 lô tách biệt được kết nối bằng những dòng suối nhỏ và cầu bộ hành.
Powerhouse Telemark
(Porsgrunn, Na Uy)
Công ty thiết kế Snøhetta được sự quan tâm của thế giới vào năm 2019 khi khách sạn dưới nước đầu tiên của châu Âu khánh thành gần điểm cực Nam của Na Uy. Trước đó, công ty cũng nổi tiếng với “những toà nhà không có carbon” (carbon-negative building), sản xuất nhiều năng lượng hơn là tiêu thụ trong tuổi thọ của nó.
Nằm trên bờ sông Porsgrunn, dự án “energy-positive”i nhất của công ty có tên Powerhouse Telemark là nhằm đặt tiêu chuẩn mới cho việc xây dựng các cao ốc tương lai. Hầu như tất cả vật liệu xây dựng đều được phủ các tế bào “photovoltaic” hình viên kim cương để tối đa hoá năng lượng mặt trời nó nhận được. Công trình cũng sử dụng nhiều vật liệu tái chế của các nhà máy địa phương.
- Xem thêm: Độc đáo nhà bong bóng
New Museum of Western Australia
(Perth, Úc)
Vịện Bảo tàng New Museum of Western Australia nằm gần các toà nhà lịch sử nên công ty kiến trúc Hassell and OMA phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn: vừa xây dưng một công trình của thế kỷ 21, vừa bảo tồn di sản chung quang có từ giữa thế kỷ 19! Độc đáo nhất là phần trên của toà nhà mới treo bên trên phòng đọc cũ Hackett Hall của Thư viện bang.
Grand Egyptian Museum
(Cairo, Ai Cập)
Mất 15 năm hình thành khái niệm và sau nhiều lần trì hoãn, Viện Bảo tàng Grand Egyptian Museum tốn kém 1 tỉ USD rộng 5,2 triệu feet vuông sắp hoàn tất sau hơn 2 năm xây dựng. Tại đây sẽ lưu giữ kho báu vô giá của lịch sử Ai Câp gồm hàng chục ngàn hiện vật khảo cổ, kể cả lăng mộ vua Tutankhamun. Công trình cũng là trung tâm của kế hoạch đầy tham vọng là phục hồi công nghiệp du lịch sau cuộc cách mạng 2011. Toà nhà có các tường ngoài lắp kính sẽ cho du khách cái nhìn thu nhỏ về khu Đại kim tự tháp (Great Pyramids) và bình nguyên Giza.
Berlin Brandenburg Airport
(Berlin, Đức)
Phi trưởng mới Berlin Brandenburg trễ hẹn gần 10 năm (khởi công chính thức vào tháng 10.2011) so với dự tính cuối cùng cũng đi vào hoạt động. Có toà nhà hành khách nằm giữa hai đường băng song song, phi trường chịu ảnh hưởng của kiến trúc sư Karl Friedrich Schinkel nổi tiếng của Đức vào thế kỷ 19 và trường phái nghệ thuật Bauhaus cũng nổi tiếng không kém.
Opus
(Dubai, UAE)
Hơn 3 năm sau khi nữ kiến trúc sư người Anh gốc Iraq Zaha Hadid qua đời, bà vẫn là người có công lớn trong việc tạo ra diện mạo cho các đô thị hiện đại và những sáng tạo “bold, curvilinear” độc đáo của mình, xứng vói biệt danh “Queen of the Curve” (Nữ hoàng của những đường cong). Opus (cụm khách sạn, văn phòng, nhà hàng) được bà nghĩ đến lần đầu vào năm 2007 gây ấn tượng mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên với lỗ khuyết “không đụng hàng” ở phần trên.
Tuy nhiên, nhìn gần, công trình gồm hai toà tháp tách riêng, một toà nhà phụ 4 tầng bên dưới. và một cầu đi bộ nối hai toà nhà phía trên. Nội thất cũng do Hadid thiết kế. Dù nằm cách toà cao ốc nổi tiếng Burj Khalifa cao 8.151m, nhưng du khách vẫn rất ấn tượng khi nhìn thấy Opus.
1000 Trees
(Thượng Hải, Trung Quốc)
1.000 Trees là sáng tạo cua kiến trúc sư Anh Thomas Heatherwick, người không nghĩ là có ngày ý tương về một “đô thị thu nhỏ phủ toàn cây cối” sẽ trở thành hiện thực. Người ta gọi đây là “ngọn núi xanh cấu tạo bằng các toà nhà” rộng 32 triệu feet vuông. Hơn 100 cây xanh được trồng ở đây và Heatherwick Studio gọi nó là “a piece of topography” (môt mảng địa hình)
M+ Museum
(Hong Kong, Trung Quốc)
Trải dài trên một dải đất khá rộng ở quận văn hoá Tạy Cửu Long (West Kowloon Cultural District) thuộc cảng Victoria Harbour, công trình săp khánh thành này có hình chữ T úp ngược, đã mất hơn 20 mới hoàn thành gồm nhiều nhà hát và cơ sở văn hoá. Viện bảo tàng (do công ty Herzog & de Meuron của Thuỵ Sĩ thiết kế) có tham vọng trở thành nơi có nhiều bộ sưu tập nghệ thuật đương đại nhất châu Á.
Singapore Pavilion at the Dubai Expo 2020
(Dubai, UAE)
Trrước khi Expo 2020 khai mạc, hàng trăm quốc gia tham dự đã xây dựng các pavilion mang bản sắc riêng của quốc gia mình, bên trong và chung quanh thành phố Dubai của UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Có nhiều pavilion khá ấn tượng, từ nhà hát bằng gỗ hình tròn của Canada đến công trình gồm các hình nón kết nối cùa nước Áo.
Nhưng nổi bật nhất vẫn là pavilion của Singapore: một ốc đảo rợp cây xanh tại sa mạc với các vườn treo cây xanh và cây cảnh cảnh. Công trình do công ty kiến trúc WOHA thực hiện, có cả hệ thống giải mặn bằng diện mặt trời để lấy nước tưới.