Cửa hàng Louis Vuitton tại Plaza 66 Thượng Hải tập hợp sự pha trộn giữa các tác phẩm nghệ thuật địa phương được sắp đặt dưới cái nhìn của các nghệ sĩ nước ngoài về Trung Quốc. Là cửa hàng đầu tiên của Louis Vuitton ở Trung Quốc đại lục và thứ 16 trên thế giới, không gian bay bổng đầy ánh sáng của cửa hàng được chia thành bốn tầng, với các khu vực riêng biệt theo kết cấu và phong vị khác nhau.
Ở tầng trệt, các khu vực đồ nam giới và hàng da của phụ nữ, hành lý, đồng hồ, trang sức, khu trưng bày dịch vụ Haute Maroquinerie và các sản phẩm quý hiếm, được lót sàn mã não điểm xuyết các màu sắc của Louis Vuitton Monogram. Khu vực hành lý được tô điểm thêm vàng lá, còn tại khu nữ trang có điểm nhấn là các tay khảm bằng rơm, lặp lại các chữ ký Louis Vuitton, trong khi các bức tường lưới kim loại được bố trí bao quanh khu vực sản phẩm đặc biệt hiếm. Cạnh bên là khu phụ kiện kết cấu vòng tròn, bài trí các sản phẩm kính mát, khăn quàng cổ và đồ trang sức thời trang.
Trung tâm cửa hàng chính là “cầu thang lớn” kết nối tất cả các tầng với nhau. Với thiết kế hình bầu dục bằng kim loại vàng ánh sâm banh, nó còn đại diện cho tính kỹ thuật cao từ cấu hình hình học, vật liệu và tất cả các yêu cầu thực hiện cực kỳ chính xác. Bộ ba tác phẩm điêu khắc của nhà điêu khắc Trung Quốc Qiu Zhijie được đặt ngay dưới chân cầu thang: tác phẩm cao nhất trong số đó được gọi là Ba gương hồ soi mặt trăng (2012) lấy cảm hứng từ hồ Tây ở Hàng Châu. Trải dài giữa các tác phẩm điêu khắc kim loại bóng loáng và bầu trời hình bầu dục bên trên, nhưng cầu thang lớn tạo cảm giác nhẹ tênh. Các tác phẩm nghệ thuật khác có Núi vàng (2012) của Teresita Fernández trong khu vực đồng hồ và trang sức, cùng những bức ảnh của Jean Larivière theo chủ đề du lịch tại bàn dịch vụ.
Bước chân đến tầng thứ hai của cửa hàng, du khách tiến vào khu vực thời trang nam giới, với hai khu vực trưng bày giày. Lần đầu tiên tại Trung Quốc, có một khu vực Đơn hàng theo yêu cầu dành cho giày và thắt lưng. Không gian này cũng trưng bày tác phẩm Không đề của Anselm Reyle (2009). Các yếu tố mới lạ khác bao gồm một không gian dành riêng cho các khu vực theo chủ đề Cuộc đua cúp Louis Vuitton, giới thiệu các dòng sản phẩm thể thao, và một phòng dành riêng cho thời trang công sở của các quý ông, nơi lấy số đo cho các bộ lễ phục và vest trang trọng. Căn phòng này mang đến cảm giác của một ngôi nhà riêng, với nội thất đặc biệt như những chiếc bàn của Paul Evans, ghế của Quistgaard và bàn kim loại Rolan Melon. Chỗ ngồi thoải mái, những chiếc bàn làm việc, và một quầy “bar” với các sản phẩm bằng da của nam là điểm kết cho khu vực của các quý ông.
Cửa sổ vòm hình bầu dục thắp sáng không gian thời trang nữ giới ở tầng thứ ba, mà trung tâm là khu bài trí các mannequins trong những trang phục may sẵn mới nhất. Phía bên trái của cầu thang là khu vực giày nữ được trang trí bằng sơn mài nhũ vàng, đối diện với khu vực hàng quý hiếm nằm trong lưới kim loại; ba ô trưng bày các sản phẩm Haute Maroquinerie nhắc nhở khu vực riêng của dòng sản phẩm cao cấp này tại tầng bốn.
Một khái niệm mới cho Louis Vuitton được thể nghiệm trong khu thời trang nữ giới tại cửa hàng. Ở đây, các bề mặt phản chiếu, sàn nhà bóng loáng và mành treo khung tạo ra cảm giác như trong một phòng tranh, được tô điểm thêm bởi khung cảnh đầy màu sắc, hình nền tùy chỉnh, thảm và đồ nội thất theo bảng màu đồng, gợi cảm hứng du lịch đến các địa điểm hoang sơ. Các tác phẩm nghệ thuật nổi bật bao gồm Nhụy hoa (2006) – một nhóm các ảnh nghệ thuật của Lionel Esteve. Đồ nội thất và ánh sáng cho phép khả năng bố trí và tạo điểm nhấn linh hoạt cho các sản phẩm trưng bày. Hình nền tùy chỉnh được tạo ra từ các tác phẩm nghệ thuật như Ngôi nhà Kính vạn hoa (2000) của nghệ sĩ Laurie Simmons và kiến trúc sư Peter Wheelwright, cũng như tác phẩm Các tít của tờ New York Times (2010) của AJ Bocchino nhằm trang trí các phòng một cách phù hợp. Ngoài ra, trong cửa hàng còn có một không gian khá tươi vui gọi là The Salon, mang đến sự ấm cúng của một salon nhưng với cảm giác của một căn hộ riêng, được trang trí với ghế Sornay, bàn đá tùy chỉnh và vật liệu kỳ lạ khác.