Hội Mỹ Nghệ và Chế Biến Gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh (HAWA) và Hội Đồng Xuất Khẩu Gỗ Cứng Hoa Kỳ (American Hardwood Export Council, AHEC) mới công bố danh sách những nhà thiết kế lọt vào vòng chung kết và người giành chiến thắng Cuộc Thi Thiết Kế Mẫu trang trí Nội thất gỗ Hoa Mai Năm 2021.
Cuộc thi thường niên lần thứ 18 tiếp tục truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế trẻ Việt Nam thể hiện tài năng thiết kế sáng tạo với các loại gỗ cứng Hoa Kỳ mang lại tính linh hoạt, độ bền và tính thẩm mỹ.
Ông John Chan, Giám Đốc Khu Vực Trung Quốc Đại Lục và Đông Nam Á thuộc Hội Đồng Xuất Khẩu Gỗ Cứng Hoa Kỳ, chia sẻ về cuộc thi “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy rằng ngay cả khi tình hình dịch bệnh đang diễn ra nhưng chúng ta vẫn có thể tổ chức thành công cuộc thi năm nay. Chúng tôi hy vọng thông qua cuộc thi này, chúng ta có thể phát hiện và bồi dưỡng thêm nhiều tài năng thiết kế Việt Nam đang chớm nở, đồng thời khuyến khích nâng cao hiểu biết về gỗ cứng Hoa Kỳ của các nhà thiết kế và nhà sản xuất Việt Nam.”
Tất cả các tác phẩm dự thi năm nay đều được sản xuất từ gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ, loại gỗ chiếm số lượng nhiều nhất trong rừng gỗ cứng Hoa Kỳ, và đặc biệt thích hợp để làm đồ nội thất cao cấp nhờ vẻ đẹp, độ bền và khả năng gia công. Năm nay có hơn 336 tác phẩm dự thi, ban giám khảo đã chọn lọc ra 18 tác phẩm xuất sắc, trong đó chỉ có 8 tác phẩm giành chiến thắng cuối cùng.
Sau đây là những điểm nổi bật và thông tin về chất lượng của các tác phẩm dự thi:
S21 Rocking chair và Bộ sofa Hùng King
Nguyễn Đức Huynh
Tác phẩm đoạt giải Nhất
Nhà thiết kế Nguyễn Đức Huynh có hai tác phẩm lọt vào vòng chung kết. Tác phẩm đầu tiên là một bộ bàn ghế bập bênh lấy cảm hứng từ xe đẩy tay với một tấm đệm lớn phía trước, giống như ai đó đang vận chuyển một gói hàng.
Bộ sofa Hung King lấy cảm hứng từ di tích Đền Hùng, có nhiều ảnh hướng đến kiến trúc mái vòm theo phong cách phương Đông. Màu sắc của toàn bộ sản phẩm được phối hợp để tạo cảm giác gần gũi đồng thời làm nổi bật màu sắc và chất nhuộm màu của gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ.
IG: @huynhnguyen0212
Tác phẩm “Simple Combination”
Trần Phát Thuận
Tác phẩm đoạt giải Nhì
Nhà thiết kế đã thể hiện những gì cảm thấy về một ý tưởng đơn giản về việc kết hợp hai chất liệu khác nhau, sắt và gỗ, và biến ý tưởng đó thành một sản phẩm thực tế. Sự kết hợp của hai chất liệu, tự nhiên và nhân tạo làm nổi bật các thớ của gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ.
Tác phẩm “Ghế Alpha”
Trần Phát Thuận
Tác phẩm đoạt giải Nhì
Tác phẩm này được lấy cảm hứng từ biểu tượng alpha, hướng đến sự tiện lợi và hứng thú cho người dùng. Ý tưởng của nhà thiết kế là tạo ra một chiếc ghế có thể gấp gọn khi không sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn được thêm vào hai đường uốn đơn giản để nâng đỡ lưng. Trong thiết kế này, mặt ghế và khung bằng gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ được giữ bằng dây co và bu-lông sắt.
Tác Phẩm “Home” (Nhà)
Vũ Phan Hoài Nhi
Đại Học Văn Lang
Tác phẩm đoạt giải Ba
Nhà thiết kế Vũ Phan Hoài Nhi đã lấy đại dịch làm cảm hứng để tạo ra không gian làm việc di động và đa năng. Tác phẩm này có thể được sử dụng trong gia đình hoặc văn phòng vì có thể dễ dàng lắp dựng để tạo ra một không gian làm việc có vách ngăn và riêng tư nhưng vẫn thoải mái. Gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ bao quanh người sử dụng và tạo cảm giác tĩnh tâm và tập trung.
FB: https://www.facebook.com/hoainhii23/ | IG: @hoainhii23
Tác phẩm “Ghế Đình”
Trần Hoàng Long
Tác phẩm đoạt giải Khuyến Khích (chức năng)
Ghế Đình thể hiện cả sự đơn giản và phức tạp, nhẹ nhàng và nặng nề trong tính thẩm mỹ của nó. Thớ gỗ đặc biệt của gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ được làm nổi bật bởi màu đậm.
FB: https://www.facebook.com/leontrandesign/
Tác phẩm “Ghế Parapol”
Ngô Duy Khánh
Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác phẩm đoạt giải Khuyến Khích (kỹ thuật)
Ý tưởng của sản phẩm này được lấy cảm hứng từ đồ thị hàm số parabol trong toán học. Nhà thiết kế đã có thể thử nghiệm khả năng uốn cong của gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ để đạt được hiệu quả tuyệt vời.
FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100009205419971
Tác phẩm “Ghế Cyclo”
Trần Thanh Huyền
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Tác phẩm đoạt giải Khuyến Khích (tính thương mại)
Tác phẩm “Ghế Cyclo” lấy cảm hứng từ bộ phim “The Lover” (1992), mô tả câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa một người đàn ông Trung Quốc và một cô gái trẻ người Pháp. Với mong muốn làm sống lại không khí của bộ phim cũng như tinh thần Sài Gòn, chiếc ghế Cyclo ra đời với những nét trang nhã mang đến sự thoải mái và sang trọng cho người sử dụng.
IG: @huynntr
Đào Sơn Tùng & Đào Sơn Lâm
Đại Học Xây Dựng Hà Nội
Tác phẩm đoạt giải Khuyến Khích (thẩm mỹ và độc đáo)
Hai nhà thiết kế đã tìm cách làm nổi bật những giá trị của làng nghề và nghệ thuật truyền thống thông qua một góc nhìn mới mẻ. Cả hai thấy việc sử dụng một vật liệu cao cấp, trong trường hợp này là gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ, sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Tác phẩm “The Hanging Moon” (Trăng Treo)
Nguyễn Thế Hùng
Đại Học Văn Lang
Tác phẩm đoạt giải Khuyến Khích (thân thiện với môi trường)
Cảm hứng cho tác phẩm “The Hanging Moon” đến từ những ngôi nhà cổ Hội An sử dụng vật liệu truyền thống. Nhà thiết kế Nguyễn Thế Hùng nhận thấy rằng ngoài việc có vân gỗ đẹp, gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ còn có khả năng chịu ẩm và giữ nhiệt tốt, dễ dàng uốn cong và ghép nối với nhau.
FB: https://www.facebook.com/hungnguyendl99 | IG: @justingg99
Các thiết kế tuyệt đẹp khác bao gồm:
Tác phẩm “Orange Cabinet” (Chiếc Tủ Màu Cam)
Nguyễn Phương Uyên
Đại Học Văn Lang
Tác phẩm “Orange Cabinet” được lấy cảm hứng từ chiếc quạt tay và được sử dụng trang trí nơi phòng khách
Tác phẩm Bàn Ăn Đa Năng
Bùi Thanh Dương
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Nhà thiết kế đã tìm cách thể hiện chiếc bàn ăn đa năng được tạo ra từ vật liệu chất lượng cao như gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ có thể nâng cao trải nghiệm hàng ngày như thế nào.
Tác phẩm “Sacred Cabinet” (Chiếc Tủ Linh Thiêng)
Nguyễn Đình Phong
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Tác phẩm này cho thấy tính linh hoạt của gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ để đạt được hiệu quả tốt với thiết kế phức tạp nhưng vẫn giữ được độ sắc nét.
Tác phẩm “Cho Cabinet” (Tủ Chồ)
Nguyễn Lê Ngọc Anh & Huỳnh Ngọc Tân
Đại Học Văn Lang
Được thiết kế bởi các bạn sinh viên, sản phẩm này được lấy cảm hứng từ ngôi nhà Chồ ở phá Tam Giang, Huế. Hai nhà thiết kế nhận thấy màu sắc của gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ rất đặc biệt, và họ đã đặc biệt chú ý để đảm bảo những lá sen nổi bật giữa thớ gỗ sồi đỏ.
Tác phẩm “Tụ Bảo Đường”
Dương Thành Danh & Trần Ngọc Nhật
Các nhà thiết kế đã làm mới kiểu dáng bàn thờ Thần Tài-Thổ Địa, với những chi tiết tinh xảo từ kiến trúc cổ của Việt Nam. Một vật liệu chất lượng cao như gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ là một yếu tố quan trọng để tôn trọng thiết kế hiện có và truyền thống, đồng thời tái hiện trong cuộc sống đương đại.
Tác phẩm “Bàn Làm Việc Tanip”
Phùng Đỗ Ngọc Cẩm Tú
Đại Học Tôn Đức Thắng
Chiếc bàn này được lấy cảm hứng từ những ngôi nhà trên cây trong khu rừng nguyên sinh và cảm giác khi mọi người được là chính mình. Người thiết kế cảm nhận được ưu điểm khi sử dụng gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ cho sản phẩm này là vân gỗ đẹp và tự nhiên.