Xứ Quảng có một công trình kiến trúc có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật và kiến trúc, từng được Viễn Đông Bác cổ liệt vào một trong ba di tích có giá trị ở Hội An. Nội dung văn bia đã ghi lại đánh giá của các nhà nghiên cứu ngoại quốc: “Khách bác cổ Âu Á đến đây du lãm chẳng ai là không khen, chụp ảnh và cho là một kiến trúc đẹp nhất Quảng Nam”. (nguyên tác: 歐 亞 愽 뮴 소 遊 覽 돕 늪 칭 꼇 왯 騏 稱 裂 緞 騏 攝 裂 鹿 爲 廣 켓 뒤 寧 쉔 築). Chúng tôi muốn nói đến công trình kiến trúc chùa Bà Mụ Hội An.
Chùa Bà Mụ là tên gọi dân gian công trình kiến trúc tín ngưỡng cung Cẩm Hà và cung Hải Bình của cộng đồng người Minh Hương và người Hoa tại Hội An. Dân bản xứ gọi là chùa nhưng đây không phải là một ngôi chùa vì trong hệ thống thờ tự không thờ Phật. Tên tự trong các văn bản cổ ghi là Hải Bình cung (베 틱 宮) và Cẩm Hà cung (錦 究 宮). Tên cung Cẩm Hà xuất phát từ cách gọi ghép của hai địa danh Thanh Hà và Cẩm Phô, bởi vị trí ban đầu của công trình này nằm ở địa giới của hai làng Cẩm Phô và Thanh Hà. Còn trên các văn bản Hán Nôm có cách gọi chung cho hai di tích này là cung “Cẩm Hải” hoặc “Cẩm Hải nhị cung”.
Trải qua thời gian, công trình đã hư hại rất nhiều, chỉ còn lại tam quan tương đối nguyên vẹn. Cung Cẩm Hải hiện không còn nữa. Theo xác định của chúng tôi, nền móng của cung nay thuộc khuôn viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu, trên đường Phan Châu Trinh. Tam quan mặt nhìn ra hướng Tây Nam, phía đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Minh An.
Cũng như hiện trạng của di tích, các tài liệu và thư tịch về công trình này còn lại rất ít ỏi. Dựa trên số tư liệu mà chúng tôi sưu tầm được và các tài liệu hồi cố nhân dân địa phương, chúng tôi muốn phác thảo lại những nét chính về công trình kiến trúc đồ sộ nhưng ít người biết đến này.
Về niên đại và địa điểm xây dựng công trình, theo văn bia trùng tu Cẩm Hải cung khắc dựng vào năm Khải Định thứ 7 (1922), do Hàn Lâm viện Thị giảng Cử nhân Trương Đồng Hiệp soạn (ông là người xã Minh Hương, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, Đỗ khoa Giáp Ngọ năm Thành Thái thứ 16 (1894) có đoạn viết “Triều trước, vào năm Bính Dần đời Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế chọn đất [xây dựng] hai cung Cẩm Hải ở chỗ tiếp giáp Cẩm Phô và Thanh Hà mà dời về đó vậy”. (nguyên tác: 鹿邱날 餃 吝 龜 匡 뽈 뒨 깩 泥 쾨 껭 築 錦 베 랗 宮 菱 錦 鋪 夾 행 究 뒈 랍 遷 黨 늪 冷). Văn bia này nay được đặt tại chùa Quan Âm, phường Minh An. Ngoài ra, tài liệu của Minh Hương xã hiện được lưu trữ tại Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An có chép rằng “Cẩm Hà cung lúc mới xây dựng ở ranh giới địa phận xã Cẩm Phô và xã Thanh Hà, phía Đông gần chùa Viên Giác”(nguyên tác: 錦 究 宮 迦 쉔 黨 錦 鋪 뒈 롸 夾 행 究 썹 턴 東 쐤 怒 圓 覺 뤘 凱). Trong Hội An kim tích, tác giả Diệp Truyền Hoa cũng xác định niên đại xây dựng của công trình kiến trúc này là vào năm 1626 (Tài liệu Diệp Truyền Hoa khảo cứu về các di tích ở Hội An, giấy phép ấn hành số 972/HĐKDTƯ/XB Saigon, ngày 7-5-1963. Nguyên tác: 쉔 접쾨 덜 爲 寧 짇 랗 짇 쾨). Như vậy, về địa điểm xây dựng ban đầu có thể xác định được qua các thư tịch là tại ranh giới của xã Cẩm Phô và xã Thanh Hà. Còn niên đại xây dựng là năm Bính Dần đời Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế tức năm 1626 (Nguyễn Phúc Nguyên lên ngôi năm 1614, tại vị đến năm 1635). Về niên đại việc dời cung Cẩm Hà, cung Hải Bình về địa điểm hiện tại thì chúng tôi chưa xác định được, có ý kiến cho rằng thời điểm xây dựng tại địa điểm hiện tại là năm 1686. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa đủ cơ sở để xác tín. Cũng như những công trình kiến trúc khác, sau quá trình xây dựng, do các yếu tố về thời gian, thời tiết, biến động chính trị xã hội… nên công trình xuống cấp và được tu bổ nhiều lần. Cũng cần nói thêm, việc tu bổ công trình này đã được đặt ra vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từng được nhận định là một vấn đề cần thiết nhưng rất khó khăn “Lâu năm phải sửa lại, [những bậc] thức giả đều nói: bảo tồn cổ tích ngày nay là một vấn đề lớn vậy”. (nguyên tác: 歲 乆 當 錦 識 諒 犢 닸 뮴 跡 쏟 휑 댕 痙 커 冷). Về bản chất, lần dời công trình (chưa rõ niên đại) về địa điểm hiện nay được xem như là lần trùng tu thứ nhất của chùa Bà Mụ. Theo các tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được, công trình còn được đại trùng tu thêm hai lần nữa. Văn bia và các văn tự hiện tồn trên tam quan thể hiện lần trùng tu thứ hai là vào năm Tự Đức nguyên niên, tức năm 1848. “Năm Mậu Thân đời Tự Đức, Tú tài khoa thi hương là tiên sinh Ngô Chí Thi khởi công trùng tu cổng trước (tam quan), nâng cao trụ biểu, hai cửa đối nhau nguy nga, mặt nguyệt ở giữa rộng rãi sáng chói”. (nguyên tác: 塏 돠 矯 鄕 汲 꼽 張 羚 詩 邱 路 폅 품 關 藤 興 匕 깊 門 對 領 랍 科 峩 墩 當 櫓 랍 밟 댕). Tam quan có các dòng chữ Hán cẩn cẩm thạch trắng “塏 돠 禱 쾨 矯 뉴 힛 墩 旣 腔 츠 鄉 路 興”, có nghĩa là “xã Minh Hương trùng hưng vào sau ngày sóc tháng 3 mùa Xuân năm Mậu Thân đời Tự Đức năm thứ nhất (1848)”. Ngoài ra, tấm hoành phi “聖 늣”(Thánh từ) ở tam quan 11 do ông họ Lý cúng cho chùa Bà Mụ sau khi hoàn thành tu bổ cũng ghi niên đại là “댕 켓 塏 돠 禱 쾨 뉴 힛 墩 斤 紳 謹 斤 鱇 寮 慤 쟀 柴 룽 묩” nghĩa là “[nước] Đại Nam, mùa Xuân tháng 3 năm Tự Đức thứ nhất, [ông họ] Lý tín thân Chủ sự ti Cẩn Tín phụng cúng”. Tấm hoành phi này hiện được lưu trữ và trưng bày tại bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An. Lần trùng tu thứ ba vào năm 1922 kéo dài 4 tháng, cách lần trùng tu thứ hai 73 năm, được đánh dấu bằng việc soạn lập văn bia năm Khải Định thứ 7 (1922). Bên cạnh văn bia, các dòng chữ Hán cẩn gốm cũng ghi lại niên đại trùng tu lần thứ ba này. Nguyên tác “啟 땍 펌 쾨 歲 瞳 훔 兢 巧 墩 섈 휑 굶 路 錦”. Nghĩa là ngày tốt, tháng năm, năm Nhâm Tuất, đời Khải Định năm thứ 7, xã ta trùng tu. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây là một trong những địa điểm của Hội Phật giáo chống Diệm, do đó, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho quân chiếm giữ, dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng của di tích. Vì không có kinh phí tu bổ nên vào năm 1965 làng Minh Hương đã giao cơ sở cho Tỉnh hội Phật giáo làm trường Bồ Đề, việc này có được khắc lại trong một tấm bia viết chữ quốc ngữ, hiện lưu giữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An. Sau này công trình được sử dụng làm trường Trung học Cơ sở Nguyễn Duy Hiệu. Do công trình này có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nên Thành phố Hội An đã giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An xác định giá trị và tiến hành trùng tu thêm một lần nữa. Do sự thiếu hụt về nguồn kinh phí cũng như sự mất mát và khan hiếm về tư liệu nên việc trùng tu cũng mới dừng lại ở hạng mục tam quan, còn phần chánh điện chưa thể phục dựng.
Cung Cẩm Hải là công trình tín ngưỡng của người dân Minh Hương nhập tịch ở Hội An. Cần xác định rõ công trình này không thờ Phật, mà chỉ thờ một hệ thống các vị thần. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ liệt kê các vị thần được thờ và phối thờ nơi đây. Cung Cẩm Hà ở bên trái thờ đức Bảo Sanh Đại Đế cùng phối thờ ba mươi sáu vị tướng được phong thần. Nguyên tác“錦 究 앙 페 璘 冷 佾 괏 댕 뒨 鹿 룐 힛枷 짇 將 토 騏”. Cung Hải Bình ở bên phải thờ Thiên Hậu và phối thờ 12 bà mụ. Nguyên tác:“베 틱 앙 페 塘 冷 佾 莖 빈 聖 캡 鹿 怯 枷 랗 鉤 쿤 토 騏”. Các vị thần này thường được thờ cúng trong tín ngưỡng của người Mân (Phúc Kiến) nói riêng và người Trung Quốc nói chung. Khi di cư, người Minh Hương mang theo tín ngưỡng bản địa của mình, xây dựng các tự sở để phục vụ cho việc cầu đảo, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, văn hóa tâm linh. Có một điều khác lạ là, qua các tài liệu được tiếp xúc và khảo sát thực địa, chúng tôi không thấy nhắc đến việc Quan Thánh và các tùy tướng được thờ trong di tích này. Trong khi đó, tại hầu hết các di tích của người Minh Hương, người Hoa ở thành phố Hội An, hay các địa phương khác việc thờ Quan Thánh là rất phổ biến. Phải chăng vị Quan Thánh đã được thờ phụng ở biệt miếu nên không được phối thờ ở di tích này nữa.
Do điều kiện hạn chế về tài liệu và hiện trạng di tích nên chúng tôi không có điều kiện tiếp cận chánh điện của cung Cẩm Hà và cung Hải Bình, mà chỉ có thể tiếp cận và đánh giá sơ lược về kiến trúc của tam quan. Đối với các nước đồng văn ở Đông Á, thuật phong thủy được sử dụng rất phổ biến. Trước khi xây dựng, chủ nhân thường mời những lý sư giỏi để chọn những cuộc đất tốt, định hướng tốt cho công trình, sau đó mới tiến hành xây dựng. Chùa Bà Mụ cũng không ngoại lệ. Việc chọn đất xây dựng công trình được nhắc đến trong bi ký trùng tu công trình vào đời Khải Định “[theo] phong thủy tỉnh Quảng Nam thì làng ta đẹp hơn cả, của quý tự trời, vật đẹp ở đất đều có đủ. Đã từ lâu dân được an cư cũng nhờ thần giúp. Người xưa đã có ý lập nhiều miếu, đất này từ hướng Cấn Hợi khởi tổ đến hướng Quý Chấn rồi Quý Mão thì được cuộc đất tốt (đắc long), cái vòng đất quanh bên tả làm thành cuộc lớn, giống như một gốc cây có hoa cành nở rộ [mà] người xưa đã lấy nơi đây làm một cành hoa thứ nhất… Cung ở nơi tiếp giáp hai xã Cẩm Phô và Thanh Hà rồi dời về đây chọn thay chỗ đất tốt, hướng Hợi, nước triều dâng, hội đủ vật quý tài nguyên của sông nước, hướng Tân, gò cát nổi phô vẽ hoa gấm của văn chương”. Nguyên tác:
“廣 켓 風 彊 咬 鄉 페 離 冷 莖 寶 膠 빽 떼 會 唐 쾨 錄 췽 裂 갛 앙 廓 杰 익 郊 훙 杰 鹿 夛 黨 妊 倒 漣 雷 늪 뒈 菱 푼 벤 폅 籬 뱄 帖 랍 챤 汲 龍 璘 環 鱗 寧 댕 애 튜 흔 봤 빻 寧瓏 輦 輦 開 朶 郊 훙 宮 페 뒬 寧 朶 冷. Tam quan chùa mở ra hướng Tây – Nam, phía trước tam quan, tả hữu có hai ao nước (theo thông tin hồi cố dân địa phương). Tam quan chùa Bà Mụ là sự kết hợp hai tam quan của hai công trình kiến trúc, cung Cẩm Hà Cung và cung Hải Bình, vào làm một. Hai tam quan này được thiết kế thành một tam quan lấy trục đối xứng qua một vòng tròn ở giữa. Theo văn bia, vòng tròn này là mặt nguyệt, dưới mặt nguyệt có hai con lân chầu. Tại sao lại nói đó là sự kết hợp hai trong một? Bởi tam quan là cửa được chia thành ba lối vào, một lối chính ở giữa và tả hữu hai lối phụ, ở công trình này mỗi bên có hai lối vào, một cửa chính và một cửa phụ. Như vậy, có tất cả bốn cửa vào, nếu tính luôn vòng tròn ở giữa là năm lối vào. Có thể hiểu rằng lối giữa chính là lối cửa chính chỉ dành cho thần linh. Về tổng thể tam quan, chúng ta thấy có sự kết hợp đối xứng, phân tách bằng một vòng tròn ở giữa. Đây là một đặc điểm dị biệt của lối thiết kế tam quan mà chúng tôi chưa từng thấy ở đâu có. Tam quan được thiết kế dựa trên các đồ án truyền thống. Tổng thể mang hình đồ án cuốn thư, ngoài ra còn có nhiều đồ án trang trí khác được bố trí theo từng chi tiết, bao gồm: các đai hồi văn hình tròn đắp nổi, các đai hồi văn hình chữ nhật cẩn cao lanh chạy dọc bao theo sườn tam quan, trên hai cửa nhỏ nhất trang trí hình con dơi và lá sen, dưới chân tam quan trang trí hồi văn hình chữ vạn, những mảng tường lớn được trang trí bằng quả phật thủ và quả lựu. Ngoài ra, tam quan chùa Bà Mụ có trang trí hệ thống văn tự rất đẹp. Mặt trong trang trí các cặp đối cẩn gốm viết theo lối Khải thư, nét chữ lớn và mạnh, kết thể vững chắc. Mặt ngoài các câu chữ Hán được cẩn bằng cẩm thạch trắng gân xanh và đen, viết theo lối Khải thư và Triện thư, nét chữ cường kiện, hùng hồn. Bên cạnh đó, để tăng tiết tấu và chỉnh thể của chương pháp còn có các ấn chương khắc triện thư trên sa thạch, được bố trí hợp lý góp phần làm nên sự hài hòa của các câu đối trước cổng. Có thể nói, công trình này được trang trí bằng hệ thống câu chữ rất chuyên nghiệp, thể hiện trình độ cao về thư pháp, điêu khắc. Bất luận trên giác độ kỹ thuật hay nghệ thuật đều đạt đến cảnh giới điển nhã. Vì thế có thể nói cả tam quan là một tác phẩm thư pháp hài hòa và chỉn chu, đậm vị cổ phong.
Để nhấn mạnh về giá trị văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật của công trình này, chúng tôi muốn dẫn lại nhận xét của các nhà nghiên cứu nước ngoài đã được ghi lại trong văn bia trùng tu đời Khải Định thêm một lần nữa: “Khách bác cổ Âu Á đến đây du lãm chẳng ai là không khen, chụp ảnh và cho là một kiến trúc đẹp nhất Quảng Nam”. Các cơ quan chức năng đang tiến hành thực hiện tu bổ, bảo tồn di tích này nhằm có thể lưu giữ chút ít sót lại của một công trình mang nhiều giá trị. Tuy vậy, việc trùng tu sao cho giữ gìn tính chân xác của di tích trong hoàn cảnh rất nhiều các kỹ thuật xây dựng, chế tác trước đây đã thất truyền là một câu chuyện không đơn giản. Đây cũng là một trong những vấn đề cần xem xét và tiến hành một cách nghiêm túc trong công tác trùng tu di tích ở nước ta hiện nay.