Tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong gia đình… Nhưng cách sử dụng bảo quản gia tăng tuổi thọ cho tủ lạnh thì không phải ai cũng biết. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh vừa bền vừa tiết kiệm điện.
Những việc nên làm
Khi tủ lạnh mới mua về
Khi mua một chiếc tủ lạnh mới, đầu tiên bạn cần lưu ý là thời gian cắm điện khi bắt đầu sử dụng. Bạn không nên sử dụng tủ ngay mà nên lắp đặt trên một mặt phẳng ổn định và không cắm điện trong 2 tiếng để tủ ổn định khí gas cũng như tránh nguy cơ sốc điện.
Sau 2 tiếng để tủ ổn định thì bạn cắm điện vào, phải để tủ hoạt động ở công suất nhỏ nhất ít nhất 8 tiếng cũng như không cho bất kì thực phẩm nào vào tủ. Điều này, tránh nguy cơ tủ lạnh hư hỏng do bị ép làm việc đột ngột. Và việc bỏ thực phẩm vào các ngăn tủ sớm để bảo quản có thể khiến chúng sẽ bị ám mùi nhựa của tủ lạnh mới.
Trong quá trình tủ lạnh hoạt động
Trong quá trình tủ hoạt động, một số người dùng thường cho rằng tủ bị lỗi khi thấy tủ hoạt động được vài tiếng mà không thấy lạnh. Đừng lo bởi tủ lạnh mới cần một khoảng thời gian để ổn định, sau khi chạy không tải (8 tiếng đồng hồ) thì tủ sẽ hoạt động bình thường. Bạn cũng không nên xếp thực phẩm vào trong tủ quá nhiều bởi điều này sẽ làm tủ chật chội, hơi lạnh khó tuần hoàn bên trong tủ nên khả năng làm lạnh kém, gây hao điện.
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Vệ sinh tủ lạnh ít nhất 1 tháng 1 lần sẽ hạn chế sự xuất hiện của vi khuẩn xấu trong tủ lạnh, giúp thực phẩm được đảm bảo an toàn vệ sinh hơn. Khi cọ rửa tủ lạnh cần tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ. Nên để tủ lạnh trở lại rồi mới đặt thực phẩm vào trong.
Đậy nắp, bọc kín thức ăn thừa
Không đóng nắp hay bọc kín đồ ăn thừa khi cho vào tủ lạnh chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở và khiến tủ lạnh luôn có mùi khó chịu.
Bởi vậy, bạn cần để ý, trữ đồ ăn thừa trong hộp đựng sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong.
Nên vệ sinh kết băng thành tủ kịp thời
Tủ lạnh sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị đóng sương xung quanh thành tủ. Nếu không vệ sinh sạch phần tuyết phủ này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát, làm tổn hao điện hơn. Thông thường, khi độ dày phủ băng khoảng 5mm là cần thiết phải vệ sinh tủ kịp thời.
Có một cách đơn giản bạn mở cánh cửa tủ lạnh trực tiếp sau khi rút điện, nhiệt độ bên trong nhiệt độ tủ lạnh và nhiệt độ phòng cân bằng thì băng trong thành tủ sẽ tự tan chảy một cách tự nhiên, không mất thời gian bạn phải vệ sinh vất vả.
Nên làm mát thức ăn nóng trước khi cho vào tủ lạnh
Tất cả thực phẩm đang còn nóng nếu muốn cho vào tủ lạnh thì nhất định phải để nguội hoặc làm mát đến nhiệt độ bình thường rồi mới được cho vào tủ.
Nguyên tắc là nếu cho đồ nóng vào tủ lạnh, máy lạnh sẽ phải tăng năng suất để cung cấp hơi mát cho thực phẩm, khiến điện năng tiêu hao nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hơi nóng có trong thực phẩm khi tỏa ra ngoài sẽ tạo nên sương mù, bám vào thành tủ sẽ gây ám mùi và khó vệ sinh.
Những việc không nên làm
Không để lẫn thực phẩm sống, chín
Nhiều gia đình mua đồ ăn về đã để ngay vào tủ lạnh mà chưa kịp đem đi rửa. Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn có thể chảy, vấy khắp tủ lạnh.
Các bà nội trợ cần lưu ý, đồ ăn sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.
Không nên để tủ lạnh quá rỗng hay quá đầy thực phẩm
Khi để quá ít thực phẩm trong tủ lạnh, tủ lạnh vẫn chạy đều gây ra hao phí điện. Nhưng nếu để quá nhiều đồ lại khiến cho hơi lạnh trong tủ tỏa ra không đều, tạo ra gánh nặng trong quá trình vận hành của tủ, gây tổn thất và làm giảm độ bền của máy.
Cách tốt nhất để giữ tủ lạnh chạy ổn định, tiết kiệm điện là tủ chứa khoảng 80%. Giữa các phần thực phẩm nên để có khoảng cách để chúng tiếp nhận hơi lạnh của tủ.
Hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh nếu không cần thiết
Khi nhiệt độ trong tủ lạnh chạy tới một mức độ ổn định, tủ lạnh sẽ chạy trong trạng thái tĩnh và không tiêu thụ điện năng quá nhiều. Nếu bạn liên tục mở cánh cửa tủ lạnh, sẽ làm cho hơi lạnh thất thoát ra ngoài, mỗi lần như vậy tủ lạnh phải tiếp tục chạy để bù đắp nhiệt độ, gây ra hao phí điện năng nhiều hơn.
Kinh nghiệm cho bạn là hãy nghĩ trước khi mở tủ lạnh xem mình cần những đồ dùng gì, sau đó mở tủ ra lấy nhanh toàn bộ đồ trong 1 lần và đóng cửa tủ lại. Điều này nên tạo thành thói quen cho mọi người trong gia đình để hiểu nguyên tắc tiết kiệm điện.
Không nên để điện áp nguồn không cao hơn hoặc thấp hơn 220 V
Bạn phải chắc chắn rằng điện áp nguồn phải phù hợp với tủ lạnh không có hiện tượng tăng lên hay giảm xuống bất chợt. Ngoài ra nó phải luôn được ổn định ở 220 V.
Không nên để đồ uống có gas trong ngăn đá tủ lạnh
Khi được đặt trong nhiệt độ lạnh (dưới 0 độ C), các lon nước ngọt có gas (kể cả chai thủy tinh) sẽ khó có thể chịu được áp lực nở ra của khí gas.
Khi bạn mở lon nước ra, quá trình giải phóng lượng carbon dioxide hòa tan trong nước sẽ bắt đầu. Do một phần nước vẫn ở dạng lỏng nên áp lực nước thoát ra ngoài sẽ rất mạnh cộng thêm khối lượng đã bị gia tăng từ trước nên quá trình này sẽ xảy ra rất mạnh mẽ và thường gây nổ hoặc xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Một số thực phẩm không bao giờ được cho vào tủ lạnh
Có một số loại thực phẩm bạn không bao giờ nên cho vào tủ lạnh. Đó chính là bánh mì, khoai tây, cà chua, ớt, cà phê. Khi để trong tủ lạnh, những loại thực phẩm này không những trở nên dễ hỏng hơn mà chúng còn sinh ra nhiều chất độc khác, có thể gây ung thư.
Mẹo kiểm tra tủ lạnh có hao điện bằng một tờ giấy
Bạn chỉ cần lấy một tờ giấy sạch có độ dày tương đương với đồng tiền để kiểm tra cửa tủ lạnh có hở hay không, đem kẹp vào cánh cửa tủ lạnh rồi đóng lại. Sau đó, bạn từ từ dùng sức rút tờ giấy ra.
Nếu tờ giấy trượt ra một cách dễ dàng, điều đó có nghĩa là phần cao su ở cánh cửa tủ lạnh đã có vấn đề. Còn nếu bạn cảm thấy có một lực ma sát giữ tờ giấy lại, thì cánh tủ lạnh đang hoạt động bình thường. Khi cánh cửa hở, hơi nóng ở bên ngoài sẽ xâm nhập vào khiến tủ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.