Tại Triannel di Milano 2022, Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) giới thiệu Forest Tales, một cuộc trưng bày các tác phẩm của những tài năng thiết kế toàn cầu và sự đấu tranh vì vẻ đẹp tự nhiên và phẩm chất bền vững của gỗ cứng Hoa Kỳ.
Studio Swine đã tuyển chọn 22 tác phẩm từ bốn dự án, bao gồm cả tác phẩm của các nhà thiết kế đã thành danh lẫn mới nổi, kết hợp chúng thành một ngọn “núi” thùng gỗ với cảnh của những khu rừng được vẽ bằng tay.
MESAMACHINE
THIẾT KẾ BỞI JAIME HAYON, VALENCIA – TÂY BAN NHA
Một chiếc bàn đa năng và ghế ngồi bằng gỗ anh đào Mỹ (American Cherry). Chiếc bàn với nhiều ngăn kệ khác nhau để lưu trữ và chiếc ghế đẩu hình mặt cười thêm phần vui tươi.
PROPELLERS
THIẾT KẾ BỞI MAXIMILIAN ROHREGGER, VIENNA – ÁO
Bàn và ghế đẩu lấy cảm hứng từ một hạt cây phong đang bay. Ghế đẩu có thể điều chỉnh độ cao. Sản phẩm sử dụng gỗ thích cứng Mỹ (American Hard Maple).
ROCKING CHAIR
THIẾT KẾ BỞI CLÉMENCE BUYTAERT, PARIS – PHÁP
Chiếc ghế bập bênh làm bằng gỗ sồi đỏ Mỹ (American Red Oak). Thiết kế mang lại cảm giác sản phẩm thủ công nhưng cho phép đóng gói dạng thùng phẳng, tiết kiệm hơn trong quá trình vận chuyển.
ARCO
THIẾT KẾ BỞI MARIA JEGLINSKA – ADAMCZEWSKA, WARSAW – BA LAN
Chiếc ghế lấy cảm hứng từ kiến trúc của các tu viện Benedictine. Nó bắt chước các đường cong của thân xe, với các tấm bên được làm bằng gỗ anh đào Mỹ (American Cherry).
HUMBLE
THIẾT KẾ BỞI STUDIO SWINE, TOKYO – NHẬT BẢN
Ghế văn phòng và bàn lấy cảm hứng từ nguyên mẫu chiếc ghế truyền thống thời nhà Minh và vườn Trung Quốc. Chân ghế bằng gỗ sồi đỏ Mỹ (American Red Oak), mặt ngồi và bàn bằng gỗ anh đào Mỹ (American Cherry).
KADAMBA GATE
THIẾT KẾ BỞI INI ARCHIBONG, LAUSANNE – THỤY SỸ
Bàn ghế ngoài trời lấy cảm hứng từ Giant’s Causeway ở Bắc Ireland. Các mặt được hoàn thiện với lớp phủ màu xanh lá cây bóng. Sản phẩm làm từ gỗ anh đào và sồi đỏ Mỹ (American Cherry & Red Oak).
NORDIC PIONEER
THIẾT KẾ BỞI MARIA BRUUN, COPENHAGEN – ĐAN MẠCH
Chiếc ghế đẩu có thể đặt chồng lên nhau bằng gỗ thích Mỹ (American Maple).
THE ROOF STOOL
THIẾT KẾ BỞI TRANG NGUYEN, HCMC – VIETNAM
Bộ ghế đẩu được làm bằng ba loại gỗ cứng của Mỹ (American Cherry, Hard Maple & Red Oak), lấy cảm hứng từ mái ngói truyền thống của Việt Nam. Các chốt ở mối nối được làm bằng gỗ có màu tương phản sẽ lộ ra khi các ghế không xếp chồng lên nhau.
NAVALIA
THIẾT KẾ BỞI MATTEO BENEDETTI, ROME – Ý
Bàn Navalia được làm theo cách “via di levare”: các khối gỗ sồi đỏ Mỹ (American Red Oak) được đẽo gọt và tinh chế cho đến khi đạt được hình dạng cuối cùng.
KUMSUKA
THIẾT KẾ BỞI SIYANDA MAZIBUKO, JOHANNESBURG – NAM PHI
Chiếc ghế dài ngoài trời, được làm bằng gỗ sồi đỏ Mỹ (American Red Oak), có hình dạng lấy cảm hứng từ isocholo, một chiếc mũ của người châu Phi và indlamu, một điệu nhảy của bộ tộc Zulu.
MIGO 01
THIẾT KẾ BỞI PASCAL HIEN, BERLIN – ĐỨC
Làm bằng gỗ sồi đỏ Mỹ (American Red Oak), có thể được sử dụng như một chiếc ghế, một chiếc ghế đẩu hoặc một chiếc bàn phụ.
MORSO
THIẾT KẾ BỞI ALESSANDRO GAZZARDI, MILAN – Ý
Morso là một chiếc bàn làm bằng gỗ anh đào Mỹ (American Cherry), được thiết kế để người dùng tự lắp ráp mà không cần dụng cụ. Hình thức của nó lặp lại kiểu bàn làm việc của thợ mộc.
LIBRA
THIẾT KẾ BỞI FEDERICO DEGIOANNI, TURIN – Ý
Chiếc bàn được lấy cảm hứng từ hình dáng của một con chuồn chuồn. Phần dưới mô phỏng hình dạng cơ thể thuôn nhọn và phần trên là đôi cánh của chuồn chuồn. Bàn bằng gỗ sồi đỏ Mỹ (American Red Oak).
WINDING STREAM
THIẾT KẾ BỞI YUNHAN WANG, ZUHAI – TRUNG QUỐC
Bàn cho việc thực hiện các nghi lễ trà truyền thống tại nhà, được làm bằng gỗ thích Mỹ (American Maple). Lấy cảm hứng từ những ngôi nhà tròn của người Hakka, bàn có chỗ chứa khay và tách được giấu kín và có cả hệ thống thoát nước.
ALTER EGO
THIẾT KẾ BỞI ILENIA VISCARDI, MILAN – Ý
Chiếc bàn làm bằng gỗ thích Mỹ (American Maple) tạo ấn tượng về sự nhẹ nhàng với các đường cong và sự đối xứng.
STEM
THIẾT KẾ BỞI HEATHERWICK STUDIO, LONDON – UK
Stem kết hợp việc trồng cây vào bàn. Chân bàn bằng gỗ thích Mỹ (American Maple) được gia công bằng CNC và kẹp vào mặt bàn kính.
THE (UN)ORDINARY CHAIR
THIẾT KẾ BỞI ANNA KOPPMANN, BERLIN – ĐỨC
Một chiếc ghế kết hợp ba loại gỗ (American Cherry, Maple & Red Oak) thay vì một loại duy nhất, để thể hiện sự đa dạng của các khu rừng và khuyến khích sử dụng bền vững nguồn gỗ sẵn có.
LEFTOVER SYNTHESIS
THIẾT KẾ BỞI SIMON GEHRING, STUTTGART – ĐỨC
Cách tận dụng tốt hơn phế liệu gỗ từ sản xuất đồ nội thất, kết hợp với các phương pháp thiết kế tính toán trên computer. Những cây gỗ còn sót lại được sắp xếp chính xác để tạo ra hình thức mới của đồ nội thất. Sản phẩm làm từ gỗ anh đào, gỗ thích và sồi đỏ Mỹ (American Cherry, Maple & Red Oak).
CONCUR
THIẾT KẾ BỞI MAC COLLINS, NOTTINGHAM – ANH
Chiếc ghế bằng gỗ anh đào Mỹ (American Cherry).
REFRAME
THIẾT KẾ BỞI IVANA TAYLOR, ADELAIDE – ÚC
Một tác phẩm điêu khắc khám phá các lỗ rỗng và hạt của cây sồi đỏ, phong và anh đào. Tác phẩm khiến người dùng phải dừng lại trong giây lát để suy ngẫm.
IKARE
THIẾT KẾ BỞI TAIHO SHIN, SEOUL – HÀN QUỐC
Chân đỡ dạng phẳng, có thể xếp chồng lên nhau. Có thể làm lớn hoặc thu nhỏ để phù hợp với không gian, mối nối không có keo và có thể di chuyển mà không làm hỏng gỗ. Sử dụng gỗ thích cứng Mỹ (American Hard Maple).
THOUGHT BUBBLE
THIẾT KẾ BỞI NONG CHOTIPATOOMWAN, BANGKOK – THÁI LAN
Thought Bubble được thiết kế để tạo ra sự thư giãn thông qua chuyển động đung đưa lặp đi lặp lại của nó. Sản phẩm được làm bằng gỗ sồi đỏ Mỹ (American Red Oak).
Triển lãm Nghệ thuật Trang trí và Kiến trúc Hiện đại Milan (thường được gọi là Triennale di Milano) là một Triển lãm Quốc tế định kỳ ba năm một lần, được tổ chức tại Milan, Ý dành riêng cho kiến trúc, thiết kế và nghề thủ công.
Được bắt đầu vào năm 1933, tiếp theo từ triển lãm Monza Biennale của nghệ thuật trang trí, Triennale di Milano nhằm mục đích thúc đẩy một tầm nhìn thống nhất về tất cả các hình thức nghệ thuật và biểu hiện sáng tạo, liên kết chặt chẽ với sự phát triển xã hội và phát triển kinh tế, cũng như để kích thích mối quan hệ giữa công nghiệp, nghệ thuật và xã hội nói chung.
Mỗi kỳ Triennale di Milano được tổ chức xoay quanh một chủ đề và kéo dài sáu tháng. Chủ đề của Triennale di Milano 2022 là “Unknown Unknowns. An Introduction to Mysteries” được mở cửa từ 15-7 đến 11-12.
– Ảnh AHEC