Bạn có muốn tránh những xung đột trong gia đình? Gia đình bạn hiện đang trải qua một cuộc xung đột? Bạn có muốn giải quyết xung đột ngay lập tức vì không muốn vấn đề trở nghiêm trọng hơn? Bạn có thể làm gì để tránh những xung đột gia đình?
Có những lúc chúng ta không thể tránh khỏi xung đột, ngay cả với những người thân trong gia đình bởi mỗi thành viên đều có đặc điểm, sở thích và tính cách khác nhau.
Mỗi chúng ta là một cá thể duy nhất. Đây là lý do tại sao không có gì đáng ngạc nhiên khi giữa các thành viên gia đình thường có những cuộc tranh luận.
Đôi lúc những tranh luận này có thể lên đến “cao trào” và dẫn đến xung đột không thể tránh khỏi. Một số xung đột gia đình xuất phát từ vấn đề tiền bạc, niềm tin tôn giáo, quan điểm chính trị và nhiều thứ khác, thậm chí là một số vấn đề nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên chúng ta không thể tránh khỏi những khác biệt đó. Những gì bạn có thể làm là kiểm soát hoặc tránh những xung đột này, bởi chúng có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề lớn và lâu dài trong gia đình của bạn.
- Xem thêm: Dàn xếp những mâu thuẫn gia đình
Bằng cách chấp nhận sự khác biệt, bạn sẽ phần nào giảm bớt những xung đột không đáng có. Bởi khi xảy ra xung đột, sẽ có một vấn đề đang tranh luận mà đôi bên cần giữ bình tĩnh và chọn cách đồng ý hoặc không đồng ý.
Điều này luôn đúng, nhất là khi vấn đề của đôi bên trở nên căng thẳng hơn. Chúng ta cần học cách chấp nhận việc mỗi cá nhân đều có quyền đưa ra ý kiến riêng của họ và mỗi người trong chúng ta đều có những quan điểm, niềm tin riêng không thể phá vỡ hoặc thay đổi chúng.
Bạn không cần phải chấp nhận những ý kiến của người khác, chỉ cần chấp nhận thực tế là đôi bên luôn có những quan điểm khác nhau. Điều này có thể không dễ dàng nhưng chắc chắn sẽ dễ dàng hơn phải giải quyết một cuộc xung đột.
Trong lúc xung đột, sẽ có một số vấn đề nhất định có thể được nói ra để đi đến một thỏa hiệp giữa đôi bên. Thế nhưng chẳng may cũng có một số vấn đề nhất định không thể dẫn đến thỏa hiệp.
Nếu những gì bạn đang nói là sai sự thật hoặc làm tổn thương người khác, câu trả lời là “hoàn toàn không thể thỏa hiệp”.
Nhưng nếu bạn đang nói những thứ không mấy quan trọng, như sở thích về màu sắc, chọn địa điểm đi dã ngoại cuối tuần hoặc đi đâu để thư giãn, hãy “nhường lời” cho người khác thay vì để chúng trở thành nguyên nhân dẫn đến xung đột.
Hãy nhận biết những quyền ưu tiên của bạn. Bởi một khi biết được những quyền ưu tiên và khi giữa bạn với một thành viên gia đình sắp sửa xảy ra xung đột, hãy dừng lại và suy nghĩ về những ưu tiên đó là gì.
Bạn sẽ đặt sự tự cao và cái tôi lên hàng đầu để chứng minh rằng bạn đúng, và cho phép bản thân có quyền xung đột với thành viên trong gia đình? Bạn luôn cho rằng mình đúng thay vì tìm cách bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình?
Mọi người đều có quyền với ý kiến riêng của mình, để thỉnh thoảng có thể cùng nhau trao đổi cùng những ý kiến và niềm tin.
Thế nhưng việc nhận biết những quyền ưu tiên để dành trọn ưu tiên cho gia đình nhiều hơn bất cứ điều gì mà bạn đang cố gắng đấu tranh, sẽ giúp tránh được những xung đột. Hơn nữa, việc để người khác có quyền đúng là cách “hạ nhiệt” xung đột.
Mặc dù cái tôi trong bạn không hề muốn làm điều này nhưng một khi chúng ta biết tạm gác những nhu cầu của bản thân sang một bên, sẽ càng dễ chấp nhận một tình huống và tạo ra bầu không khí hòa bình từ sự khác biệt.