Chưa bao giờ ngành Kiến trúc – Xây dựng tại Việt Nam lại nhắc nhiều đến các khái niệm: vật liệu xanh, vật liệu nhẹ, vật liệu không nung như hiện nay. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành thông tư về quy định sử dụng vật liệu xây không nung: công trình chín tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây, các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100%, các khu vực còn lại sau năm 2015 phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung.
Thạch cao tiêu âm Gyptone được ứng dụng trong văn phòng làm việc, mang tính thẩm mỹ cao, giúp tiêu âm và trang trí, phân chia không gian làm việc (Cao ốc IPC, Q.7, TP.HCM)
Vì sao phải là vật liệu xanh?
Vật liệu xanh được hiểu đơn giản là các vật liệu có thể tái chế, không gây hại đến môi trường, an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Theo xu hướng bảo vệ môi trường, chống sự nóng lên của trái đất, vật liệu xanh ngày càng phổ biến và sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng.
Tại Việt Nam, sản lượng gạch nung khoảng 3-4 tỉ viên, mỗi năm Việt Nam mất hàng ngàn ha đất nông nghiệp cho việc sản xuất gạch, ngói nung. Các cơ sở gạch nung trong quá trình hoạt động thải ra môi trường một lượng lớn CO2 gây ô nhiễm môi trường.
Một số vật liệu xanh được ưa chuộng hiện nay
Thạch cao hay tấm cứng được tạo nên từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên (vôi, cát…), không nung, hoàn toàn không có Amiang gây hại sức khỏe, rất được ưa chuộng sử dụng. Thêm vào đó, thạch cao, tấm cứng, tấm cứng vân gỗ, được nhiều chủ đầu tư ưu tiên sử dụng bởi nhiều ưu điểm:
- Bền và trọng lượng nhẹ
- Thi công dễ dàng và nhanh chóng
- Tính thẩm mỹ cao
- Ứng dụng linh hoạt: nội ngoại thất, trần chìm, trần nổi, vách, lót mái, sàn…
- Nhiều tính năng: cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chịu va đập…
- Tiết kiệm chi phí nền móng nhờ giảm được tổng tải trọng công trình
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới có những tổ chức đánh giá để cấp chứng nhận cho các loại vật liệu xanh. Các sản phẩm tấm cứng như DURAflex hay thạch cao Gyproc không chỉ đạt các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam, mà còn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế như ASTM – Hoa Kỳ; BS – Anh; Các chứng nhận vật liệu xanh: “Trusted Green” của Vương quốc Anh và Đức; Chứng nhận “Green Label” của Singapore… Đây là các sản phẩm đạt tiêu chí vật liệu xanh có thể thay thế những vật liệu nung truyền thống để đáp ứng xu hướng thiết kế mới và các quy định về sử dụng vật liệu tại Việt Nam và quốc tế.