Đây là những bức ảnh khắc họa một cách chân thực hiện trạng ô nhiễm không khí và những ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống của chúng ta hằng ngày, nhất là từ các phương tiện giao thông cá nhân.
Bộ ảnh “Bắt nét không khí, phơi màu ô nhiễm” (tên tiếng Anh: Portray Air, Expose Pollution) là kết quả của cuộc thi nhiếp ảnh mới được phát động bởi Change phối hợp cùng phong trào 350.org Việt Nam, với sự tài trợ từ Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM và Canon Việt Nam. Cuộc thi được phát động vào hạ tuần tháng 12-2018 đến hết ngày 1-2-2019.
11 bức ảnh đoạt giải và các bức ảnh còn lại nằm trong Top 30 bức ảnh đạt điểm cao nhất được trưng bày tại các cuộc triển lãm nhằm truyền thông nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm không khí với người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.
Mới đây nhất, để tiếp nối sự thành công của tour triển lãm ảnh “Cảm nhận không khí” qua các trường đại học trong địa bàn TP.HCM vào tháng 6-2019, Change đã tổ chức triển lãm 16 bức ảnh tại trạm xe buýt Hàm Nghi (TP.HCM).
Dưới đây là một số hình ảnh từ bộ ảnh “Bắt nét không khí, phơi màu ô nhiễm”:
Bức ảnh miêu tả tầng không khí ô nhiễm đặc quánh trong một buổi chiều mùa hè nắng nóng cao điểm, khi mà bức xạ nhiệt, khói bụi từ hàng trăm ngàn ống xả đông cơ ôtô xe máy cộng với hiệu ứng đô thị tạo nên một lớp khói bụi bao phủ toàn bộ thành phố Hà Nội. Ảnh: Lê Việt KhánhBức ảnh toàn cảnh Hà Nội với ánh nắng chiều chiếu qua một lớp bụi tạo lên một màn sương vàng ảo. Ảnh: Nguyen DucBức ảnh được chụp vào lúc 6 giờ sáng khi những ánh nắng đầu tiên chiếu rọi xuống thành phố, để lộ ra khói bụi ô nhiễm dày đặc tại nơi tập trung các công trình xây dựng, đa phần là các công trình dọc trục đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Ảnh: Kiều Tấn TiếnSài Gòn vào những tháng cuối năm chẳng mấy khi thấy được bình minh và hoàng hôn một cách đúng nghĩa. Ảnh: Phan Thị KhánhBức ảnh miêu tả nhiệt điện Uông Bí – một trong tám nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh đang hoạt động, cột ống khói là điểm nhấn trên bầu trời hoàng hôn đỏ rực… Ảnh: Nguyễn Thành ChungTuyến đường Phạm Văn Đồng được người dân ví von là “con đường đau khổ” bởi lưu lượng giao thông cao, vừa thi công vừa lưu thông nên thường xuyên xảy ra ùn tắc. Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên nguồn khói, bụi gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Phạm Văn Học
Người dân trở lại TP.HCM phải lấy tay che mặt mũi vì đường đầy khói bụi. Ảnh chụp chiều tối ngày 2-5-2017 đoạn đường từ cầu vượt nút giao Bình Thuận về hướng vòng xoay An Lạc (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Ảnh: Trương Thanh TùngTrên một đoạn đường thuộc quốc lộ 73, nơi rác vô cơ và hữu cơ được tập hợp rồi đốt gây xú uế và ô nhiễm rất nặng cả một khu vực. Ảnh: Van Dong NguyenBức ảnh miêu tả những người nông dân đang đốt rơm trên cánh đồng rộng khói bao trùm cả một bầu trời và lan tỏa ra rất rộng vào buổi chiều đầy nắng. Ảnh chụp tại tại cánh đồng cầu Ngói Thanh Toàn – Huế. Ảnh: Nông Thanh ToànBức hình miêu tả vào tháng 11 khu vực thành phố Bảo Lộc mờ ảo trong khói bụi vì đây là mùa thu hoạch cà phê, người ta đốt vỏ hạt cà phê để sấy cho hạt cà phê. Ảnh: Lê Văn CườngĐoạn đường khói bụi. Ảnh: Trần Phước ThảoBụi và tro xỉ than của các nhà máy đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Ảnh: Trần Đình ThươngBức tranh mô tả một nhân viên bảo vệ che mũi khỏi không khí ô nhiễm và mùi gas bằng một tờ giấy. Công việc bảo vệ này nhìn chung phải làm ngoài trời và mức độ tiếp xúc với bụi ô nhiễm rất cao. Ảnh: Rodrigo SotoKhói lò gạch ở nông thôn. Ảnh chụp ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Ảnh Nguyễn Vũ HậuKhói bụi từ nhà máy đang đe doạ sự sống của con người và thiên nhiên. Ảnh: Trần Văn TúyKhu sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng, cầu đường… mờ ảo trong khói, bụi. Ảnh: Phạm Huy ĐằngĐốt rơm rạ giữa đường sau mùa gặt thường diễn ra hằng năm ở một số vùng quê Hà Nam, lượng khói rất lớn gây cản trở người đi đường và phát tán gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lương Thế Tuân