Cho dù yêu nhau sâu đậm thế nào đi nữa thì giữa bạn và bạn đời cũng có lúc tranh luận về một số vấn đề nào đó. Dưới đây là một số giải pháp tinh tế mà các cặp vợ chồng cần tham khảo nhằm tiết chế sự gay gắt khi tranh luận, giúp họ hiểu và thông cảm với nhau hơn.
Trước tiên, hãy đừng dùng những lỗi lầm trong quá khứ để công kích bạn đời trong lúc tranh luận, bởi điều đó có thể khiến anh/cô ấy có thể cảm thấy bức xúc và tổn thương. Tiến sĩ tâm lý học Jennifer Kromberg, Torrence, California, chia sẻ: “Ngay cả khi bạn tức giận, hãy thể hiện tình yêu dành cho bạn đời bằng cách đừng bao giờ sử dụng sự việc trong quá khứ như một vũ khí để chống lại anh/cô ấy.
Việc thốt ra những lời lẽ làm buồn lòng bạn đời khiến bạn khó có thể để cứu vãn tình cảm với anh/cô ấy. Thay vào đó, hãy bám sát đề tài khi tranh luận. Nếu bạn tức giận vì bạn đời để vật dụng lộn xộn trong nhà, hãy đừng chuyển cuộc tranh luận sang một hướng khác bởi một khi “cuộc chiến” leo thang vấn đề sẽ càng khó giải quyết. Nếu mọi cuộc tranh luận nhỏ có thể dẫn đến những vấn đề lớn, điều quan trọng là nhận biết sự tức giận chưa được giải quyết của bạn.
Thật khó để kiểm soát những cảm xúc của bạn mọi lúc, nhất là khi có vấn đề gì khiến bạn tức giận mà chưa thể giải quyết với bạn đời. Nhưng thay vì cằn nhằn hãy bình tĩnh và nhận ra lý do làm bạn thực sự tức giận. Dù cho nguyên nhân sâu xa của tức giận là gì, hãy cố gắng nhận ra vấn đề trước khi tranh luận. Hãy cùng hướng đến một cách giải quyết, bởi cách tốt nhất để bất cứ cuộc tranh luận nào được giải quyết mà không gây ra thiệt hại là mỗi bên hãy lùi ra phía sau một bước, sau đó cùng gặp nhau ở vị trí chính giữa.
Việc chỉ trích hay nhận xét về tính cách của bạn đời cũng có thể khiến cuộc tranh luận lên đến “cao trào”. Thay vì nói ra những lời lẽ làm tổn thương bạn đời, hãy nói về cách cư xử của anh/cô ấy ảnh hưởng thế nào đến bạn. Lúc này, cách tốt nhất là hãy lắng nghe mà không ngắt lời bạn đời. “Bạn đang ở trong một cuộc chiến cần được bạn đời lắng nghe và thấu hiểu, và có nghĩa vụ lắng nghe những gì anh/cô ấy nói.
Nếu bạn ngắt lời, không để bạn đời nói hết một câu, đây là dấu hiệu của việc không lắng nghe anh/cô ấy”, chuyên gia Kromberg gợi ý. Để cuộc tranh luận công bằng, điều quan trọng là đôi bên hiểu được những bức xúc của nhau. Để bảo đảm hiểu được thông điệp từ bạn đời, hãy lắng nghe mọi thứ anh/cô ấy đang nói một cách cẩn thận và lặp lại bằng những câu từ của bạn. Có thể sử dụng nguyên tắc 10 phút.
- Xem thêm: Những điều bất ngờ giúp cứu vãn hôn nhân
Nếu vấn đề không được giải quyết trong 10 phút, hãy dừng cuộc tranh luận để nghỉ ngơi, tìm một chỗ riêng để bình tâm suy nghĩ lại về cuộc tranh luận của đôi bên. Tuy nhiên, hãy cân nhắc hai điều: hãy thiết lập một quy tắc trước, thay vì giữa một cuộc tranh luận, đôi bên cùng đồng ý trở lại cuộc tranh luận trong vòng một ngày. Nếu bạn chưa sẵn sàng, hãy nói với bạn đời rằng bạn biết vấn đề chưa được thảo luận xong, nhưng bạn cần có thêm chút thời gian.
Một cuộc tranh luận công bằng và tôn trọng thực sự có thể khiến vợ chồng gắn bó với nhau hơn. Hãy đừng để cuộc tranh luận đi vào ngõ cụt, bởi một cách giải quyết thực sự có thể khiến mối quan hệ của bạn trở nên tốt hơn. Muốn làm được điều này, mỗi bên hãy cho nhau cơ hội để được nói và được nghe, thay vì từ chối khi bạn đời muốn chỉa sẻ những cảm xúc của anh/cô ấy.