Nhiếp ảnh gia Mihaela Noroc đã ra mắt cuốn photobook mang tên “The Atlas of Beauty” (Bản đồ sắc đẹp) gồm 500 bức ảnh chân dung phụ nữ tuyệt đẹp. Để có được 500 bức ảnh này, Noroc tiết lộ rằng đã dành bốn năm trời chu du vòng quanh thế giới.
Cuốn sách nói về chân dung 500 người phụ nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cô vẫn đang tiếp tục dự án về đề tài này của mình, và cô luôn tìm cách chứng minh rằng tất cả phụ nữ đều xinh đẹp.
Vẻ đẹp hiện diện trong từng người phụ nữ, đó có thể là một nữ cảnh sát ở đất nước Triều Tiên bí ẩn, một người phụ nữ thuộc bộ tộc thiểu số ở Ethiopia. Thậm chí nét đẹp đó ẩn hiện trong nụ cười hằn nếp nhăn thời gian của một cụ bà. Các nhân vật đến từ thành phố hiện đại đến từng ngóc ngách làng quê. Bộ ảnh mang thông điệp: cái đẹp có ở khắp mọi nơi, và ngay chính người phụ nữ bên cạnh chúng ta cũng là một nét đẹp mà Trái đất ban tặng.
Nhiếp ảnh gia Mihaela Noroc đăng những bức ảnh lên trên trang web và facebook của mình. Tất cả độc giả yêu quý cuốn sách “The Atlas of Beauty” đều mong muốn cô tiếp tục cho ra cuốn photobook thứ hai.
Mặc dù hiện tại các bức ảnh cô chụp được đều là các bà mẹ, nhưng cô cũng bị thu hút bởi những em bé. Cô cảm nhận được nụ cười tươi sáng và hạnh phúc của họ. Khi đang mang thai, cô càng hiểu hơn về thiên chức làm mẹ và đưa cảm xúc đó vào từng bức ảnh của mình.
Mihaela Noroc chia sẻ: “Khi ở Tokyo, tôi bắt gặp hình ảnh một đứa trẻ trong chiếc áo len màu xanh đang được mẹ ôm trong vòng tay và họ đều đang cười rất tươi. Đó là một khoảnh khắc vô cùng tuyệt vời. Đứa trẻ mới chỉ 7 tháng tuổi nhưng nó hiểu hết những gì mà tôi nói.”
Hầu hết những đứa trẻ đều cảm thấy bối rối khi nhìn thấy chiếc máy ảnh khổng lồ của cô. Đó là một cậu bé nhút nhát ở Tehran một đứa bé tò mò ở Osh hay một cô bé lúng túng người Kyrgyzstan.
“Khi biết tin mình có em bé, tôi thực sự rất bất ngờ. Nhưng tôi quyết đi theo đuổi chuyến đi đã lên kế hoạch của mình đến Châu Á. Một phần vì tôi cảm thấy mình có trách nhiệm ghi lại những câu chuyện về những người phụ nữ và thế hệ tương lai. Và giờ đây, có cả câu chuyện của một người phụ nữ sắp làm mẹ như tôi”.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chồng cô, anh Stefan Marinescu luôn theo sát hai mẹ con. Hành trình của cô đã giảm bớt tần xuất đi bộ và chạy đường dài. Cô bảo vệ da bằng kem chống nắng, bôi thuốc để chống muỗi có thể gây ra bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hoặc Zika.
Nhờ những chuyến đi này mà Mihaela Noroc biết đến nhiều câu chuyện buồn, hiểu thêm về cuộc sống của người phụ nữ ở những vùng đất khó khăn. Như câu chuyện của hàng nghìn người dân tộc thiểu sốRohingya đang cố gắng chạy trốn khỏi cuộc thanh trùng sắc tộc ở Myanmar. Họ hiện đang ở Kutupalong, một trại tị nạn ở Bangladesh.
Khi đó, cô đang có ý định sẽ tiếp cận một người phụ nữ trẻ đang mang thai. “Chúng tôi được nghe một câu chuyện vô cùng éo le. Tính mạng là một đặc quyền mà ông trời ban cho chúng ta. Nhưng người phụ nữ ấy không có quyền với chính mạng sống của mình và cả đứa con trong bụng. Người phụ nữ ấy phải làm việc khổ cực để có thể tồn tại, họ không được hưởng chế độ trước và sau thai sản, họ không được bảo vệ. Trong khi đó, ở Phương Tây, chúng ta có thể nghỉ công để dành thời gian chăm sóc con. Tôi thật sự thấy thương họ và thương những đứa trẻ”.
Cô chia sẻ về đam mê công việc và cuộc sống: “Chồng tôi sẵn sàng ở nhà chăm sóc cho những đứa con của chúng tôi, để tôi có thể thực hiện ước mơ của mình. Nhưng tôi hy vọng, tôi có thể bảo vệ cho gia đình nhỏ bé của mình cho dù trên lưng tôi chỉ có chiếc balo và một cái máy ảnh”.