Sáng ngày 8-1, Hiệp Hội Thiết Kế TP.HCM (VDAS) phối hợp với ITPC cùng sự hỗ trợ từ ConceptD đã tổ chức VDAS Design Summit với chủ đề “Sức mạnh sáng tạo lãnh đạo doanh nghiệp” tại TP.HCM. Sự kiện cũng là nơi gặp gỡ với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp sáng tạo quốc tế đến Việt Nam tham dự.
Chương trình là nơi các diễn giả, chuyên gia và những doanh nghiệp đầu ngành truyền tải cảm hứng, chia sẻ tầm nhìn, kỹ năng sử dụng nguồn lực sáng tạo, đột phá sáng kiến mới. Cũng từ đó, xây dựng niềm tự hào phát triển thương hiệu quốc gia ngành sản xuất hàng hóa, vươn lên tầm vóc mới.
Ông Hồ Tấn Dương, Chủ tịch VDAS cho biết: “Sự kiện lần này nằm trong chuỗi sự kiện VMARK VIETNAM DESIGN WEEK sẽ được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 22-27/3/2021. Và Giải thưởng Thiết kế VMARK Việt Nam là hệ thống giải thưởng thiết kế quốc gia nhằm thúc đẩy sáng tạo thiết kế và tôn vinh các tài năng thiết kế Việt Nam gia nhập ngành sáng tạo toàn cầu”.
Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 khách mời cùng 2 phiên thảo luận xoay quanh chủ đề “Xây dựng thương hiệu – chìa khóa thành công doanh nghiệp” và “Đổi mới thiết kế sản phẩm – tăng tính cạnh tranh và khác biệt” với sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp đầu ngành ngành thiết kế.
Được xem là ngành mũi nhọn và giúp tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu, cũng là chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia mang lại sự thịnh vượng, việc làm, văn hóa và kinh tế đất nước, ngành Công nghiệp Sáng tạo đang được quan tâm đặc biệt ở những quốc gia lớn trên thế giới.
Không nằm ngoài vòng quay này, đứng trước nhiều cơ hội tuy nhiên cũng đối mặt với rất nhiều thách thức. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần một định hướng mới và bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, không chỉ hạ giá thành sản phẩm, gia công đơn hàng từ các thiết kế và nhãn hiệu công ty toàn cầu mà các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới sáng tạo, đầu tư thương hiệu và thiết kế sản phẩm bên cạnh ứng dụng công nghệ, để tăng giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chia sẻ tại sự kiện, nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới sáng tạo đầu tư thương hiệu và thiết kế sản phẩm bên cạnh ứng dụng công nghệ mới của thời đại công nghiệp 4.0, tạo giá trị gia tăng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu, vượt qua nền sản xuất gia công. Đây là yếu tố then chốt mang đến sự thành công của các doanh nghiệp với thương hiệu lớn trên toàn cầu.
Ngày nay, sáng tạo được coi là nguồn lực chính của nền kinh tế tri thức, nói cách khác “sáng tạo” là nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế và Công nghiệp Sáng tạo giữ vai trò chủ đạo trong của nền kinh tế. Về mặt văn hóa, Công nghiệp Sáng tạo là công cụ quan trọng cho việc hình thành và duy trì quyền lực mềm của quốc gia, tạo ra thương hiệu quốc gia được thế giới công nhận như phim tình cảm và mỹ phẩm Hàn Quốc; sản phẩm tốt bền đẹp phải là “Made in Japan”.
Không nằm ngoài vòng quay này, hiện Việt Nam cần một định hướng mới và bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, không chỉ hạ giá thành sản phẩm, gia công đơn hàng từ các thiết kế và nhãn hiệu công ty toàn cầu mà các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới sáng tạo, đầu tư thương hiệu và thiết kế sản phẩm bên cạnh ứng dụng công nghệ, để tăng giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu.