Chuyện tình cảm thường tốn nhiều công sức. Và sau đây là cách để có được một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ở những cặp đôi có mối quan hệ tình cảm tốt đẹp thì chắc chắn sẽ tìm thấy hạnh phúc.
Nhưng sẽ thế nào nếu ngay từ đầu đã có một cơ sở để xác định rằng liệu mối quan hệ này sẽ đủ tốt và những người trong đó sẽ vô cùng hạnh phúc hay những gì họ nhận được chỉ là sự bất mãn.
Một dự án nghiên cứu lớn (trường đại học đầu tư cho dự án này đã mô tả nó như “nghiên cứu dễ hiểu nhất” về hạnh phúc trong hôn nhân, tính đến hiện tại) cho rằng chỉ có một tính cách duy nhất là điều kiện để có được hạnh phúc trong hôn nhân.
Tính cách này quan trọng hơn những điều ta thường nghĩ đến trong một mối quan hệ, quan trọng hơn cả sự tương thích giữa hai người, sự phát triển, sự hấp dẫn lẫn nhau, trí thông minh, sự thông thái hay kể cả giá trị của mỗi cá nhân. Đó là sự tốt bụng (kindness).
5 câu hỏi nhỏ
Trong tạp chí Nghiên cứu tính cách, Bill Chopik, phó giáo sư chuyên ngành Tâm lý học và Giám đốc của Phòng nghiên cứu những mối quan hệ thân thuộc của Đại học bang Michigan, giải thích cách ông ấy nghiên cứu kỹ lưỡng về dữ liệu của 2.500 cặp vợ chồng lâu năm (hơn 20 năm) để hiểu rõ được vấn đề này.
- Xem thêm: 6 biểu hiện của mối quan hệ lành mạnh
Nguồn dữ liệu của ông ấy liên quan đến những bản báo cáo cá nhân mà các cặp đôi đã dùng để trả lời cho năm câu hỏi sau, mà sau đó chúng được dùng để đánh giá mức độ năng lực của họ trong năm lĩnh vực sau :
- Sự cởi mở (“Tôi là một người thân thiện và dễ kết bạn với người khác”)
- Sự hòa đồng (“Tôi biết cách quan tâm người khác và tốt bụng với mọi người xung quanh”)
- Sự cẩn thận (“Tôi làm việc một cách tỉ mỉ”)
- Sự bất an (“Tôi hay lo lắng“)
- Sự sáng tạo (“Tôi nghĩ ra những ý tưởng mới lạ và khác biệt”)
Thông qua nghiên cứu, Chopik đã rút ra được kết luận rằng tất cả những cặp đôi có mức độ của sự hòa đồng (số 2) cao và mức độ của sự bất an (số 4) thấp thường sẽ đạt được hạnh phúc trong mối quan hệ của họ.
Đồng thời Chopik và nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra một điều bất ngờ rằng dù những cặp đôi có những sở thích chung hay sự tương đồng về tính cách thì cũng không quan trọng đối với việc có được hạnh phúc trong tình yêu (Vậy thì không cần đến những ứng dụng để tìm bạn đời “thích hợp’’ nữa rồi!).
Chopik nói rằng ‘’Mọi người thường dành nhiều thời gian để tìm những đối tượng thích hợp với họ, trong khi đó những nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng đấy không phải là điều quan trọng nhất”. Thay vào đó họ nên đặt ra câu hỏi rằng “Liệu người ấy có phải là người tốt?”, “Họ có nhiều sự lo lắng hay không?”. Những điều đó quan trọng hơn nhiều so với những vấn đề khác.
Sự quan tâm
Thật tuyệt khi biết điều đó phải không? Và nếu như bạn đang trong một mối quan hệ hoặc đang tìm kiếm một nửa còn lại thì bạn nên lưu tâm những vấn đề sau: Sự hòa đồng và sự ổn định rất quan trọng, kèm theo đó là những đặc điểm khác về đối phương mà bạn thấy hấp dẫn.
Nhưng sẽ thế nào nếu như bạn đang trong một cuộc hôn nhân hoặc là những mối quan hệ nghiêm túc khác và sau khi suy xét mọi thứ một cách cẩn thận, bạn nhận ra rằng bạn và đối tác đều không đạt được những chuẩn mực nhất định về sự tốt bụng lẫn sự hài hòa trong cảm xúc?
Câu hỏi này vượt qua mức độ nghiên cứu của Chopik, nhưng may mắn rằng vẫn còn những cá nhân khác có thể hướng dẫn và truyền cảm hứng cho chúng ta.
- Xem thêm: Đem lại điều tốt nhất cho bạn đời
Tôi sẽ không ngần ngại mà đề xuất công trình nghiên cứu của hai nhà tâm lý học là Julie và John Gottman, một cặp vợ chồng đã dành nhiều năm để nghiên cứu về chủ đề này.
Nhà Gottman đưa ra một giả thuyết khác với Chopik rằng tất cả những mối quan hệ cá nhân đều được tạo thành bởi vô vàn những sự tương tác nhỏ giữa các cặp đôi, mà những sự tương tác ấy có thể được xem như ‘’sự quan tâm’’ và đã truyền cảm hứng cho những “hành động nhỏ ” khác.
- Các cặp đôi luôn thể hiện sự quan tâm: khi họ mở đầu một câu chuyện, khi họ nghiêng về phía bạn để tăng sự gần gũi và khi họ đề xuất những ý tưởng hay hỏi ý kiến của bạn về một chuyện gì đó.
- Và tất cả những sự quan tâm ấy đều là vì muốn được “hồi đáp”, bằng cách đáp lại tình cảm của họ bằng những nghĩa cử quan tâm và trìu mến, như việc chăm chú lắng nghe những tâm sự và dành cho họ sự đồng cảm.
Sau khi sắp xếp những phản ứng của bạn theo thứ tự trên, nhiều người trong chúng ta nhận ra rằng còn phải cố gắng hơn nữa trong các mối quan hệ tình cảm.
Một nhà tâm lý học, đồng thời cũng là học viên của Gottman, đã ước tính rằng tỷ lệ “hồi đáp” của những cặp đôi hạnh phúc là khoảng 86%, trong khi đó ở những cặp vợ chồng khốn khổ thì tỷ lệ “hồi đáp” chỉ chiếm khoảng 1/3.
Tôi biết điều này nghe đơn giản. Nhưng để thực hiện được nó thì thật sự không dễ dàng. Dù sau thì đây cũng là một kế hoạch hay để chúng ta nghĩ đến mỗi khi cần:
- Bước 1: Để ý đến những cử chỉ quan tâm của đối phương và hãy cố đáp lại cử chỉ ấy với một thái độ ân cần và chu đáo.
- Bước 2: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đáp lại sự quan tâm của đối phương vì như vậy chúng ta sẽ không còn thời gian để làm bất cứ điều gì khác. Nếu bạn đang bận và không có thời gian cho họ thì bạn có thể từ chối bằng những câu như “Anh rất muốn nghe em nói, nhưng hiện tại anh đang bận. Liệu chúng ta có thể nói chuyện này sau được không?”.
- Bước 3: Sau này bạn sẽ mắc sai lầm, chúng ta ai cũng vậy, nhưng sau khi nhận ra được thì điều đầu tiên bạn nên làm đó là xin lỗi người ấy.
Cuối cùng thì, bạn đánh giá một người như thế nào khi họ để tâm đến bạn, họ luôn dành sự quan tâm cho bạn, và nhận lỗi khi họ làm sai điều gì đó?
Tôi cho rằng chúng ta có thể đánh giá người ấy như một người “dễ gần” và “tốt bụng”.
Và có lẽ, nếu Chopik và nhóm nghiên cứu của anh ấy đã đúng, thì chúng ta cũng có thể xem họ như một người đang hạnh phúc trong chính mối quan hệ của mình.