Khi biết nhận thức và phát triển, con cái của bạn có xu hướng muốn và cần sống có trách nhiệm. Đây là một phần tất yếu của sự tăng trưởng tự nhiên.
Điều cha mẹ cần biết về trách nhiệm và tuổi thiếu niên
Suốt những năm tháng thiếu niên, nhu cầu về trách nhiệm và quyền tự chủ của trẻ trở nên mạnh mẽ và là một phần quan trọng của con đường dẫn đến tuổi trưởng thành. Để trở thành người lớn có trách nhiệm, trẻ cần tự học cách đưa ra những quyết định.
Quá trình giúp đỡ con cái biết sống có trách nhiệm và có những quyết định riêng là một nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ. Cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện, hỗ trợ để trẻ sẵn sàng có thêm trách nhiệm, vạch ra kế hoạch khi nào và lĩnh vực nào để trẻ bắt đầu đưa ra quyết định. Làm thế nào để nhanh chóng giao trách nhiệm cho con là tùy thuộc vào bạn, vào nhiều yếu tố như mức độ thoải mái của chính bạn, những truyền thống, văn hóa của gia đình và sự trưởng thành của trẻ.
Lý tưởng nhất là cả bạn và trẻ nên cảm thấy thoải mái với sự chuyển đổi trách nhiệm và tốc độ của sự thay đổi. Bởi vì quá nhiều hay quá sớm có thể dẫn đến quá tải về cảm xúc, còn như quá ít hay quá chậm cũng có thể khiến trẻ mất kiên nhẫn hay nổi loạn.
Con đường dẫn đến trách nhiệm, là tăng khả năng độc lập
Khả năng độc lập bắt đầu phát triển khi bạn không còn chủ động kiểm soát cuộc sống của trẻ. Thay vào đó, cho trẻ được tự chủ và có trách nhiệm hơn đối với những việc làm của chúng trong một số lĩnh vực. Cha mẹ có thể không thích những chọn lựa hay kết quả của con, nhưng việc học hỏi để có được độc lập và trách nhiệm sẽ giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng sống. Khi cố gắng quyết định có nên cho trẻ có thêm trách nhiệm đối với một quyết định, bạn có ba sự chọn lựa, đó là “Có”, “Không” và “Có thể”.
Với chọn lựa “Có”, đây là vấn đề khiến bạn cảm thấy tin tưởng rằng trẻ sẵn sàng để đảm nhiệm, hoặc đó là những chọn lựa cá nhân tùy thuộc vào trẻ. Khi đặt thứ gì vào trong cái giỏ “Có”, hàm ý bạn đang cam kết, chấp nhận quyết định của trẻ, ngay cả nếu đó không phải là điều bạn muốn. Nếu trẻ đưa ra một quyết định bạn thích, bạn có thể biểu lộ sự đồng ý. Còn nếu không thích, hãy lui lại phía sau và đừng can thiệp, vì đó là những cơ hội để trẻ học hỏi kinh nghiệm.
Với chọn lựa “Không”, bạn có thể nói “không” với mọi quyết định liên quan đến các hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm. Việc đưa ra chọn lựa này sẽ là giao tiếp tốt, đồng thời đặt ra những giới hạn rõ ràng về hành vi, cách nói “không” với vấn đề. Việc cấm đoán tuyệt đối về điều gì đó có thể không hữu ích, thay vì nói “Cha mẹ không đồng ý điều này vào giai đoạn này, bởi vì…”.
Chọn lựa “Có thể” được xem là vùng màu xám. Bởi vì bạn và trẻ có thể thương lượng từ “Không” để thành “Có”, tùy theo hoàn cảnh. Đàm phán là yếu tố của sự phát triển. Khi chuyển từ “Không” hay “Có thể” thành “Có”, trẻ sẽ có cơ hội thể hiện sẵn sàng để có nhiều trách nhiệm hơn.
Những tiềm ẩn…
Nếu không để trẻ chịu bất cứ trách nhiệm nào, trẻ sẽ không có cơ hội đưa ra quyết định và học hỏi từ kinh nghiệm. Ngược lại, có quá nhiều trách nhiệm, trẻ có thể đưa ra những quyết định tệ hại và hủy hoại sự tự tin bằng cách làm những điều chúng chưa sẵn sàng.
Nếu bạn và trẻ chưa chắc chắn về một trách nhiệm mới, có thể dùng một số cách khác để xem trẻ đã sẵn sàng nhận trách nhiệm hay chưa. Cuối cùng, việc duy trì kết nối với trẻ là cách tốt nhất để chắc rằng các nguyên tắc đã đồng ý được tôn trọng.
– Theo M.raisingchildren